Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

TRẦN THỊ QUANG MẪN–MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG–ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

TRẦN THỊ QUANG MẪN – MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG – ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
NHÂN DÂN  30/01/2012 MÙNG 8 TẾT NHÂM THÌN 2012

CameraFilmstripUmbrellaRed roseStarPrincess

 

dau chim co mo

GỒM 2 MỤC: 1 -  HÌNH ẢNH VIDEO .ANH THỐNG NHẤT; MAI SƠN;
                           THÚY TRINH; PHÓNG VIÊN NGỌC HOA THĂM VÀ
                            CHÚC TẾT MẸ VIỆT NAM  ANH HÙNG VÀ
                            ANH HÙNG LỰNG LƯỢC VŨ TRANG NHÂN DÂN
                            30/01/2012;MÙNG 8 TẾT NHÂM THÌN 2012
                      2 -  TRẦN THỊ QUANG MẪN  HUYỀN THOẠI NỮ CHÚA MIỀN TÂY

1 -  CameraFilmstripRed roseStarUmbrella  HÌNH ẢNH VIDEO . ANH THỐNG NHẤT ; MAI SƠN
                                           THÚY TRINH PHÓNG VIÊN NGỌC HOA THĂM VÀ
                                            CHÚC TẾT . MẸ VIỆT NAM ANH HUNG VÀ
                                            ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
                                            30/01/2012 MÙNG 8 TẾT NHÂM THÌN 2012

IMG_4059IMG_4098

IMG_4128IMG_4139IMG_4174IMG_4096

IMG_4092IMG_4095

HỘP ẢNH

 

VIDEO SLIDE SHOW TRÊN YOUTUBE TẤT CẢ 12 CLIP

 

StarStarRed roseStarStar

2 - CameraSchoolRed roseStar  TRẦN THỊ QUANG MẪN . HUYỀN THOẠI NỮ CHÚA MIỀN TÂY

Tags: Mười Bé, Chăng Cà Mun, Quang Mẫn, Sáu Mẫn, Rạch Giá, đại đội trưởng, người phụ nữ, cuộc kháng chiến, vệ quốc đoàn, đơn vị, con gái, cô gái, bộ đội, con trai,nữ chúa

Chuyện kể về một phụ nữ từng giả trai đi đánh giặc, từng cầm dao chém đứt cổ tên tỉnh trưởng một thời ác ôn của Rạch Giá, từng làm những việc phi thường mà ít người phụ nữ nào dám làm. Không chỉ thế, bà còn là người dám hi sinh chồng và đứa con trai duy nhất cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

20772274_images1514558_man120772274_images1514556_images1511837_h3(2)
Bà là Trần Quang Mẫn, một Bà mẹ Việt Nam anh hùng đất Kiên Giang. Do những chiến công trong kháng chiến, bà đã được đề nghị phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tiếng gọi "lên đàng"
Sinh ra vào thời loạn lạc, chứng kiến cảnh đầu rơi máu chảy khắp làng trên xóm dưới, cô bé Sáu Mẫn lúc đó còn nhỏ nhưng đã hiểu thế nào là "nước mất nhà tan". Từng cậy tủ của cha lén lấy trộm sách đọc, những cuốn sách nói về gương anh dũng của nhiều anh hùng dân tộc. Mẫn dần biết về lòng yêu nước.
Bà Trần Quang Mẫn Cách mạng Tháng Tám thành công đã thổi một luồng gió mới vào xóm ấp quê hương. Khi được theo mấy anh trong đội thanh niên tiền phong đi gác, Mẫn hiểu rõ hơn về tổ chức, về giải phóng dân tộc.
Không muốn làm người đàn bà suốt ngày quanh quẩn trong xó bếp, Mẫn xin cha cho tham gia Vệ Quốc Đoàn, nhưng bị ông kịch liệt phản đối. Cô quyết định cùng em gái trốn nhà tìm theo bộ đội. Sáu Mẫn và em bị cha bắt lại. Giận quá, ông đã chặt phăng mái tóc dài óng ả của con gái rồi nhốt vào trong kho chứa lúa.
Vốn quá rành cái tính ngang bướng và cương quyết của con gái nên bà Hai Phước đã quyết định mở cửa để 2 con trốn đi. Đưa bọc quần áo cho hai con, bà chỉ dặn một câu: "Làm sao cho xứng thì làm!".
Rời nhà, hai chị em tìm đến với bộ đội. Bảy Trâm xin làm y tá còn Mẫn chỉ thích được gia nhập Vệ Quốc Đoàn. Nhưng Vệ Quốc Đoàn không nhận con gái nên sẵn mái tóc đã bị cắt ngắn, Mẫn quyết định giả làm con trai và đổi tên thành Trần Quang Mẫn. Chị được nhận làm chiến sĩ liên lạc của trung đội 1, đại đội 70, chi đội 124, bộ đội Huỳnh Thủ.
"Anh" bộ đội gan cóc tía
Để cho mình giống con trai, hàng ngày, Mẫn trốn đơn vị đi sâu vào trong rừng tập la hét thật lớn để giọng ồm ồm, không yểu điệu giống giọng con gái nữa. Chị cũng tập đi những bước thật dài để tướng đi trở nên cứng cáp, khỏe mạnh.
Bà Mẫn hồi trẻ Không chỉ thế, Mẫn còn phải tập hút thuốc, tập uống rượu, tập ăn nói bỗ bã để không ai nghi ngờ thân phận của mình.
Trong quá trình chiến đấu, bị thương là những lúc rất dễ bị lộ thân phận. Cũng may là có Bảy Trâm, em gái Mẫn làm y tá nên mỗi lần nghe tin “anh mình” bị thương, cô đều qua ngay lập tức và nhận chăm sóc “anh”. Có lần, Mẫn bị thương ở ngực. Máu chảy ra nhiều nhưng cô vẫn gắng gượng tự băng, dặn người gọi em gái đến rồi mới ngất đi. Vì thế mà Mẫn đã không bị lộ.
Nhưng cũng có lần, Mẫn rơi vào tình thế khó xử. Đợt đó, cô cùng một số anh em đi công tác phải ngủ lại nhà dân. Nhà chật nên khi sắp xếp cho 9 anh em chỗ ngủ rồi thì không còn chỗ trống cho Mẫn. Không thể nằm sát cạnh một anh bộ đội được, Mẫn đành vén mùng nằm xuống bên con gái chủ nhà với ý định sáng mai khi mọi người còn ngủ Mẫn sẽ dậy thì không ai biết.

Nhưng do mệt quá nên “anh” Mẫn ngủ quên. Sáng ra, khi thức dậy, thấy anh bộ đội nằm cạnh mình, cô gái đã la toáng lên. Để giữ thanh danh cho mình và cho cô gái, Mẫn phải gọi mẹ cô gái vào buồng chứng minh mình chính là con gái.
Sau lần đó, anh em trong đơn vị xì xầm bàn tán về người đội trưởng của mình. Họ để ý Mẫn hơn trong những lần sinh hoạt cá nhân. Để dập tắt sự nghi ngờ ấy, Mẫn đã dùng một cái ống tre nên có thể thản nhiên “đứng đái” trước cái nhìn tò mò của chiến sĩ trong đơn vị. Có lần, Mẫn về thấy đồ của mình bị lục lọi, nhưng do cảnh giác trước nên những đồ liên quan đến phụ nữ chị đều giấu kỹ chỉ để lại đồ con trai, vì vậy mà anh em chẳng còn cớ gì để nghi ngờ nữa.
Suốt thời gian giả trai, Mẫn được đơn vị tín nhiệm với chức vụ trung đội phó, rồi lên trung đội trưởng. Năm 1948 đến 1950, gắn liền với những chiến công của đơn vị, Quang Mẫn được đề bạt đại đội phó, rồi đại đội trưởng, được cử đi học trường Quân chính và được tặng huân chương Chiến công hạng Nhì.
Đám cưới có một không hai
Là con gái nhưng Sáu Mẫn có chiều cao tương đối, không thua gì các đấng mày râu. Đã thế, “anh" Mẫn lại có nước da trắng trẻo, tóc tai gọn gàng nên rất đẹp trai, “hơn đứt” mấy chàng trai miệt vườn đen đúa. Chính vì thế mà rất nhiều cô gái mê anh đại đội trưởng Quang Mẫn.
Mẹ VNAH Trần Quang Mẫn bây giờ Lần ấy, đơn vị đóng quân ở thôn Nga Xi, Mẫn ở nhà một người dân tộc Khơme có con gái tên là Chăng Cà Mun. Không ngờ cô gái này đem lòng yêu “anh” Mẫn. Mẫn biết, cố tình né tránh nhưng càng tránh cô gái càng đem lòng yêu tha thiết.
Cha của Chăng Cà Mun rất quý Quang Mẫn nên quyết định gả con gái cho “anh”. Không có lý do để từ chối, lại sợ mất tình đoàn kết quân dân, Mẫn phải nhận lời hứa hôn với Chăng Cà Mun.
Chuyện của Mẫn và Chăng Cà Mun chỉ được giải quyết khi má của Mẫn nhận lời gả con cho trung đội trưởng đặc công tiểu đoàn 410 Nguyễn Văn Bé. Chuyện tình giữa đại đội trưởng Quang Mẫn với Nguyễn Văn Bé cũng rất ly kỳ.
Trong một trận đánh thắng địch vang dội, Mẫn được tuyên dương trên báo “Tiếng súng kháng địch” có kèm ảnh. Cậu họ của Mẫn là một cán bộ quân sự, đọc tin, thấy cháu gái mình được tuyên dương dưới danh nghĩa anh đại đội trưởng Quang Mẫn thì vừa vui vừa buồn cười. Và ông đã đem chuyện của Mẫn ra khoe với Mười Bé, cậu bộ đội trong cùng đơn vị và tiết lộ chuyện giả trai của cháu. Cảm phục Mẫn, mặc dù chưa biết mặt nhưng Mười Bé đã đem lòng yêu cô.
Trong một lần hành quân ngang đơn vị Mẫn, Mười Bé đã tìm đến gặp “anh” đại đội trưởng Quang Mẫn. Nhân lúc chỉ có hai người, Mười Bé đã nói anh biết cô là ai. Nhưng Mẫn khăng khăng nói anh đã nhận lầm người và bỏ đi. Anh viết thư cho cô nhưng đã bị cô từ chối.
Không nản lòng, Mười Bé đã tìm về tận nhà của Mẫn, xin cha mẹ được cưới cô. Gia đình thấy Mười Bé là một chàng trai dễ mến nên quyết định gả con gái cho anh. Cha mẹ gọi Mẫn về và khi gặp Mười Bé ở nhà, cô không có cách nào chối mình không phải là con gái nữa.
Vốn ao ước có một người yêu tâm đầu ý hợp và yêu mình tha thiết, thấy Mười Bé là người xứng đáng để mình trao thân gửi phận, Mẫn đã nhận lời cầu hôn của anh.
Khi Sáu Mẫn về báo cáo với tổ chức xin được làm lễ thành hôn, mọi người trong đơn vị nghe tin đại đội trưởng sắp cưới thì đinh ninh cô dâu sẽ là cô gái Khơ me Chăng Cà Mun kia.
Mẫn đến gia đình Chăng Cà Mun xin từ hôn và nói thật mình là gái giả trai. Có nghe phong thanh về đám cưới sắp tới của Mẫn nên Chăng Cà Mun đau buồn vì cho rằng “anh" Mẫn phụ tình.
Bà Mẫn nhớ lại chuyện của gần 60 năm trước: “Cô ấy khóc dữ lắm, nói tôi lên chức to, đã yêu người khác nên phụ tình cổ. Không còn cách nào khác, tôi đành gọi cổ vào buồng, cởi áo cho cổ coi, đến lúc ấy cổ mới chịu tin tôi là gái giả trai”.

Năm 1950, đám cưới của Sáu Mẫn và Mười Bé đã được tổ chức tại đơn vị. Ai cũng nghĩ đi bên cạnh đại đội trưởng sẽ là một cô dâu xinh đẹp và hạnh phúc. Nhưng đến khi thấy “anh” Mẫn bước ra, bên cạnh cũng là một anh khác thì mọi người đều sửng sốt, ngạc nhiên.
Khi Mẫn trình bày mình là gái giả trai trong suốt mấy năm qua, mọi người không tin. Nhưng khi thấy cô dâu thẹn thùng đỏ mặt bên cạnh chú rể thì ai cũng tin anh đại đội trưởng đích thị là cô Sáu Mẫn. Bất ngờ, nhưng ai cũng vui và đám cưới của Sáu Mẫn và Mười Bé trở thành đám cưới vui nhất, đặc biệt nhất trong đơn vị từ trước đến giờ.

Trần Thị Quang Mẫn sinh ra trên quê hương Giồng Riềng (Kiên Giang). Ngay từ nhỏ, Mẫn đã nổi tiếng là một cô bé lanh lẹ và hiếu động như con trai. Đi chăn trâu, Mẫn luôn chỉ huy các bạn mục đồng cùng đua trâu và Mẫn bao giờ cũng về nhất.Trong làng có ông Năm Cọp vốn nổi tiếng tinh thông võ nghệ tối tối vẫn dạy võ cho thanh niên trai tráng trong ấp để phòng thân. Mẫn trốn cha mẹ, tối tối đứng ngoài học lóm. Các anh đá Mẫn cũng đá, các anh chém tay Mẫn cũng chém tay. Không có bạn tập, Mẫn dùng những cây chuối trong vườn thay thế. Cả vườn chuối hàng chục cây bị nghẽn buồng hoặc đổ gục do những cú chém vào thân cây của Mẫn.Ông Hai Phước, cha Mẫn có một tủ sách nhưng lúc nào cũng khóa. Những lúc cha vắng nhà, Mẫn đã cạy tủ lấy sách ra đọc. Cũng từ những cuốn sách đó mà Mẫn biết nhiều chuyện về những tấm gương anh hùng và cô bé đặc biệt thích chuyện kể về những người phụ nữ dám giả trai xông pha trận mạc như nữ tướng Ngọc Linh trong đoàn quân của Phạm Ngũ Lão, Hoa Mộc Lan, Mạnh Lệ Quân của Trung Quốc.Những câu chuyện đẹp như một bài ca hào hùng ấy đã dấy lên trong lòng cô bé Mẫn khi đó còn rất nhỏ một khát vọng lãng mạn được giả trai đi đánh giặc như những người nữ lưu anh hùng trong truyện.

20772274_images1514562_images1511827_h2(2)IMG_4100

******************************

Hoa hồng đỏMáy quay/chụpĐoạn phimTRANG WEB CÙNG THỜI KỲ  LỊCH SỬ

LÊ THỐNG NHỨT THƯƠNG BINH ĐẶC BIỆT

Graphica

HỘP NÚT LINK ĐẾN CÁC BÀI KHÁC

2DVN2KTH212TKH

2TKH212TVKHDU LICH KHOA HOC

CHO HOA XUAN TPHCMDU LICH LICH SU VNKHOA HOC DU LICH

KHOA HOC THE KY 21KHOA HOC THE KY 21 so 2NHUNG DIEM THOI GIAN THEN CHOT SU TIEN HOA

NHUNG DIEU CAN SUY NGHIQUANG CAO DICH VUSAIGON TK21

Không có nhận xét nào: